Gấp giấy bê tông

Gấp giấy bê tông

Sự xuất hiện và hiện diện của bê tông trong công trình thế kỷ 20 21 là một điều hiển nhiên. Bê tông với tính chất vật lý rắn, ít bị giãn nở vì nhiệt và bền so với thời gian cho ta muôn ngàn vạn trạng cách tạo hình khối. 

Một ý tưởng tự bộc lộ dù không cần đến từ ngữ hay âm thanh, mà chỉ cần qua những hình khối được liên kết với nhau. Những hình khối như được ánh sáng khắc họa rõ ràng. Đây là định nghĩa kiến trúc của Le Corbusier năm 1921. Triển lãm ở đại học Kiến Trúc 6-8/3 vừa rồi định nghĩa cho chúng ta thế nào ánh sáng, ánh sáng trong mưa, ánh sáng trong đêm, ánh sáng vườn địa đàng … trong khi Peter Eisenman cắt nghĩa cho chúng ta về hình khối bằng chủ nghĩa giải cấu trúc 40 năm sau đó. Những ngôi nhà ông xây được giải thích gồm tấm và cột ghép lại để tạo thành hình. Bê tông được sử dụng trong các công trình kiến trúc nhờ vào khả năng chịu lực cũng như tính thẩm mỹ của nó. Nếu xem bê tông như một tờ giấy origami, ta có thể đọc vị công trình dễ dàng, theo trình tự lớp lang về lớp vỏ bao che và kết cấu. Hãy cùng “gấp giấy bê tông” qua một vài công trình hiện đại và cái nhìn của tác giả dưới đây.

Công trình Madison Square Garden của Richard Meier là lời chào giữa hai toà nhà với nhau, mặt đối mặt trò chuyện. Hai toà nhà như hai chồng giấy xếp lên nhau xoay với trục giữa làm tâm. Biên độ xoay thể hiện bằng tấm che nắng hình bán nguyệt trên cùng. Lớp bê tông trắng phản chiếu ánh sáng trên mô hình và thực tế. Richard Meier là người diễn giải thành công luận điểm nổi tiếng của Le Corbusier về năm luận điểm chính khi xây công trình hiện đại. “Thậm chí khi chúng tôi khiếu nại về chủ nghĩa Hiện đại, công nghệ vẫn không thể chỉ là nội dung duy nhất của Kiến trúc mà chỉ là một trong những phương tiện của nó. Tôi muốn lùi lại biên giới thẩm mỹ của sự hiện đại, bằng cách kết hợp với cái đẹp tạo ra bởi ánh sáng. Tôi làm việc bằng hình khối, bề mặt, chuyển động và dừng lại, sự thay đổi tỉ lệ và góc nhìn” – Richard Meier, Richard Meier and partners chia sẻ.

Kienviet gap giay be tong 1
Kienviet gap giay be tong 2
Madison Square Garden, Richard Meier and partners 

Thư viện quốc gia Pháp François Mitterrand như được hình thành từ chồng giấy xếp lớp rồi khoét một ô hình chữ nhật ở giữa. Những cây cột cao như trục giữ cho lớp giấy (hiện ra ở đây là cầu thang bê tông phủ gỗ) được cố định. Ngoài ra ở bốn góc là bốn toà nhà giữ cho lớp giấy không xén kéo lên nhau. Ánh sáng nhẹ nhàng thanh thoát xuyên qua bố cục bốn toà nhà rọi đến bên trong của công trình, chiếu sáng cho khu rừng thông gỗ quý. “Hình khối công trình có thể gần như không vật chất hoá và tối giản, có thể bằng một kết cấu xuyên thấu hay một tấm lưới kim loại, hay là bằng những thanh ánh sáng thổn thức hoặc khác nữa là một sự biến mất, biến mất bởi sự vùi lấp đối tượng kiến trúc. Những hình thể của chúng trung lập, mang tính hình học: tỉ lệ được thiền định và tính toán bằng milimet chính xác, vật liệu thì đa dạng và không ưu tiên” – Dominique Perrault, Perrault architecture nói.

Kienviet gap giay be tong 3
Kienviet gap giay be tong 4
Thư viện quốc gia Pháp François Mitterand, Perrault architecture 

Những mảnh giấy cong uốn thành từng lớp là cảm giác khi người ta nhìn thấy công trình Hall pastoral Shuto-cho của Kiyoshi Sey Takeyama. Độ dày mỏng của bê tông thay đổi tạo ra những lớp “giấy” cong mà thành, tạo thành mạng che mặt cho tòa nhà. Kiến trúc sư đưa đường đồng mức từ mặt cắt lên mặt đứng của công trình. Chiếc cầu thang bên ngoài làm mạnh yếu tố lượn cong của hình khối. Kiến trúc sư Kioshi Sey Takeyama có xu hướng nuôi dưỡng mối quan hệ giữa các vật và các sự kiện không hoàn chỉnh, kết cấu lại những hiện tượng cô lập trong một thế giới cắt xẻ, nhưng lại khẳng định chúng như một giá trị tốt đẹp. “Bởi vì cuối cùng, kiến trúc sư nói, không có gì là tạm bợ : người ta phải sống và phản hồi trong môi trường sống”, Kiyoshi SeyTakeyama, AMORPHE Takeyama & Associates.

Kienviet gap giay be tong 5
Kienviet gap giay be tong 6
Hall pastoral, Shuto-cho Kiyoshi Sey Takeyama 

Trần nhà của bảo tàng Fondation de Mesnil của Renzo Piano tạo hình ảnh riêng và đẳng cấp cho bảo tàng. Kiến trúc của phòng thể thao này được gán cho trần nhà và mái đón. Những mảnh giấy chùn hướng ánh sáng tập trung vào việc tôn vinh tác phẩm. Như lời nói của kiến trúc sư qua bê tông ánh sáng, những mẩu giấy điều chỉnh ánh sáng tự nhiên mà không cần thêm ánh sáng nhân tạo để diễn đạt ý tưởng. “Đối với tôi, một hình thể đẹp được sinh ra từ một sự ứng dụng hạnh phúc của vật liệu và một sự áp dụng giàu nhất có thể của môi trường xung quanh. Hai kích thước này lập nên sự tồn tại sâu sắc của kiến trúc và thể hiện nó. Kỷ luật hình thể xuất phát từ kỷ luật của vật liệu và kỷ luật của quá trình của xây dựng”, Renzo Piano, Renzo Piano Building Workshop.

Kienviet gap giay be tong 7
Kienviet gap giay be tong 8
Fondation de Mesnil, Renzo Piano Building Workshop

Tham dự cuộc thi xây Campus Jussieu của OMA tại Paris là toà nhà 7 tầng được thiết kế từ hình ảnh của một mảnh giấy xếp lớp. Sàn là những lớp giấy bê tông liên tiếp nhau và cố định bằng cột và bản thân mảnh giấy đó. Rem Koolhaas đưa tình huống đô thị vào mảnh giấy bằng cách chuyển địa hình thành từng tầng của thư viện. “Nếu trong công việc kiến trúc của tôi có một bài bản để theo, đó là sự lí tưởng một cách hệ thống, một sự đánh giá cao tự động của sự tồn tại, một quả bom suy đoán (…) đầu tư cho thứ tầm thường nhỏ nhất”, Rem Koolhaas, OMA.

Kienviet gap giay be tong 9
Kienviet gap giay be tong 10
Kienviet gap giay be tong 11
Cuộc thi xây Campus Jussieu, OMA

Bê tông là vật liệu dễ sử dụng để tạo khối cũng như tạo lớp. Nhìn một công trình qua cách cắt lớp đơn giản hoá hay suy nghĩ bê tông bằng công cụ giấy giúp ta cắt lớp hình khối muốn tạo theo ý tưởng một cách dễ dàng và thấu suốt hơn.

Bài viết: Lan Anh | Nguồn: L’architecture aujourd’hui/L’architecture du futur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *