Kiến trúc tái tạo là gì? Giới hạn của thiết kế bền vững, cách tiếp cận tư duy hệ thống và tương lai

Kiến trúc tái tạo là gì? Giới hạn của thiết kế bền vững, cách tiếp cận tư duy hệ thống và tương lai

Xu hướng thiết kế tái tạo đang trở nên phổ biến trong ngành kiến trúc những năm gần đây nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết về môi trường của xã hội hiện đại. Vậy Kiến trúc tái tạo ứng dụng tư duy hệ thống và hướng phát triển trong tương lai như thế nào? Hãy cùng Kiến Việt tìm hiểu

Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai 4
Kampung Admiralty

Một thực tế về ngành kiến trúc, xây dựng là nguyên nhân gây ra 40% lượng khí thải carbon toàn cầu. Con số thống kế này đã đặt trách nhiệm to lớn lên các chuyên gia xây dựng. Ý tưởng về tính bền vững trong kiến trúc nhanh chóng xuất hiện như một cách đối phó với những thiệt hại về môi trường. Một loạt các hoạt động phát triển bền vững được đề ra với mục đích khiến các tòa nhà “đỡ tệ đi”, là một biện pháp không thỏa đáng đối với kiến trúc hiện tại và tương lai. Vấn đề đối với kiến trúc bền vững là nó chỉ đang dừng lại ở việc “duy trì”.

Để duy trì tình trạng hiện nay, công đồng kiến trúc hướng tới sản xuất xanh. Thông thường, một công trình xanh sử dụng các tính năng chủ động hoặc thụ động như một công cụ để giảm thiểu và bảo tồn. Hầu hết các thiết kế bền vững cho thấy toà nhà như một đơn vị riêng lẻ chứ không phải là các phần tích hợp trong hệ sinh thái đó. Với nhu cầu hiện tại của hành tinh, cách tiếp cận này là chưa đủ. Cách tiếp cận không đủ để duy trì môi trường tự nhiên và khôi phục các quá trình của nó.

Kiến trúc tái tạo là gì?

Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai 7
Market Gardening City

Trong sinh học, tái sinh đề cập đến khả năng làm mới, hồi phục và phát triển các mô trong sinh vật và hệ sinh thái phù hợp với những biến động tự nhiên. Khi ứng dụng vào thiết kế toà nhà, điều này giống như các cấu trúc bắt chước những yếu tố tự hồi phục được tìm thấy trong tự nhiên. Kiến trúc tái tạo là thực hành gắn kết thế giới tự nhiên với tư cách là phương tiện và người tạo ra kiến trúc. Các hệ thống sinh sống trên các khu đất trở thành các khối nhà với cấu trúc được xây dựng để hoà hợp với hệ sinh thái chung.

Kiến trúc tái tạo đòi hỏi một cách tiếp cận tư duy tiến bộ. Trái ngược với các toà nhà được thiết kế bền vững, các tòa nhà tái tạo được thiết kế và vận hành nhằm đảo ngược những thiệt hại sinh học và những tác động tích cực đến môi trường tự nhiên. Chuyển đổi từ lăng kính bền vững sang lăng kính tái tạo có nghĩa là các kiến trúc sư nên đặt câu hỏi về cách chúng ta có thể thiết kế các cấu trúc không chỉ sử dụng các nguồn tài nguyên hạn chế mà còn phục hồi chúng. Tái tạo cũng tạo điều kiện cho một môi trường có khả năng tự phục hồi có thể chống lại những thách thức tự nhiên.

Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai
Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai 5
Trang trại trong thành phố ở Paris

Thiết kế tái tạo và bền vững

Thiết kế bền vững và tái tạo bên ngoài có vẻ như là hai cách tiếp cận khác nhau – tính bền vững giới hạn việc sử dụng tài nguyên, trong khi tái tạo lại bổ sung chúng. Tuy nhiên, tính bền vững là một tập hợp con của mô hình tái tạo lớn hơn. Cả hai phương pháp chồng chéo và kết hợp những phương pháp thực hành tương tự, mỗi cách lại nhấn mạnh các mục tiêu xanh khác nhau. Giống như “giảm thiểu”, “tái sử dụng” và “tái chế” không thể thực hiện riêng lẻ, những hoạt động phát triển bền vững sẽ góp phần hướng tới những mục tiêu tái tạo bằng bước đầu tiên là bổ sung tài nguyên – hạn chế mức tiêu thụ chúng.

Hai phương pháp này khác nhau ở quy mô can thiệp. Các thiết kế tái tạo yêu cầu kiến trúc được xem như là một phần mở rộng của địa điểm, khu đất, hệ động thực vật và hệ sinh thái. Các tòa nhà được coi là một phần của hệ thống lớn hơn, giúp sản xuất và chia sẻ các nguồn tài nguyên như nước sạch, năng lượng, và thực phẩm. Ví dụ, dự án mặt tiền phản ứng sinh học Solar Leaf của Splitter Werk và ARUP tạo ra năng lượng tái tạo từ sinh khối tảo và nhiệt mặt trời. Năng lượng được sinh ra sẽ được sử dụng cho tòa nhà, được dự trữ để sử dụng trong tương lai hoặc cung cấp cho lưới điện.

Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai 2
Das “Algenhaus”

Tư duy hệ thống trong kiến trúc

Khi thiết kế một môi trường tái tạo, điều quan trọng là phải áp dụng cách tiếp cận hệ thống để tư duy. Tất cả các yếu tố liên quan và góp mặt phải được cân nhắc, đo lường những tác động của chúng đến hệ sinh thái tổng thể. Khi thiết kế phải tính đến làm cách giảm thiểu tác động của một tòa nhà đến vi khí hậu, hoặc cách khu đất có thể hỗ trợ thảm thực vật địa phương. Hệ thống được thiết kế phải tạo điều kiện thuận lợi cho những mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thực thể, đảm bảo rằng có sự trao nhận bình đẳng. Mối quan hệ này dựa trên mối quan hệ kia để tạo ra một hệ “sinh thái tự nhiên-con người” phát triển mạnh mẽ.

“Tính bền vững liên quan đến các hệ thống, đảm bảo rằng chúng tôi đang nghĩ về bức tranh toàn cảnh để có thể giải quyết vấn đề từ mọi góc độ” Nabil Nasr, Giám đốc Viện Golisano về Tính bền vững chia sẻ. Thay vì sử dụng các yếu tố thiết kế bền vững như một phương pháp phủ xanh, các kiến trúc sư phải phát triển sự hiểu biết sâu hơn về kiến trúc sinh thái thông qua cách tiếp cận hệ thống. Các kiến trúc sư cần thoát khỏi việc chỉ là những người sáng tạo đơn thuần và tham gia vào quá trình thiết kế các hệ thống lớn hơn cho tương lai của chúng ta. Tư duy hệ thống cho phép các kiến trúc sư nhận ra rằng cách thế giới xây dựng tồn tại trong xã hội, môi trường và mạng lưới kinh doanh đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng, kiến trúc truyền thống phải gấp rút hỗ trợ.

Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai 6
Khu vườn trên ga tàu ở Nhật Bản
Kienviet kien truc tai tao la gi gioi han cua thiet ke ben vung cach tiep can tu duy he thong va tuong lai 3 1
DISC được phủ xanh

Nhu cầu đối với thiết kế tái tạo

Quy trình thiết kế tái tạo về cơ bản bắt nguồn từ cách tiếp cận tư duy hệ thống. Các biện pháp can thiệp có thể bao gồm mô phỏng sinh học bắt chước tự nhiên, các tòa nhà có khả năng làm sạch không khí, cấu trúc lọc nước hoặc kiến trúc thu hồi carbon. Việc chuyển đổi từ kiến trúc bền vững sang kiến trúc tái tạo sẽ tạo ra chiến lược tốt hơn để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu và đa dạng sinh học ngày nay. Kiến trúc tái tạo sẽ cho phép ngành công nghiệp xây dựng “làm tốt hơn” thay vì chỉ đơn giản là “ít tệ hơn”.

Biên dịch: Hương Giang | Nguồn: Archdaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *